Tags:

  • giáo dục Hà Nam

Thời gian gần đây, với sự chủ động, quyết liệt của các cấp, ngành chức năng trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT), ý thức chấp hành quy định về ATGT của học sinh trên địa bàn tỉnh đã có những chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng học sinh vi phạm pháp luật về TTATGT vẫn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai nạn, va chạm. Chính vì vậy, để bảo đảm TTATGT học đường, phòng, tránh tai nạn giao thông (TNGT) ở lứa tuổi học sinh, ngoài giải pháp tăng cường quản lý của nhà trường và lực lượng chức năng, rất cần sự quan tâm phối hợp tích cực từ phía gia đình trong quản lý, giáo dục, uốn nắn con em mình.

Năm học 2023 - 2024 là năm học đầu tiên của Trường Tiểu học, THCS và THPT FPT Hà Nam (FPT Schools Hà Nam). Dù mới chỉ hoạt động giáo dục được gần 2 tháng nhưng học sinh của FPT Schools Hà Nam đã xuất sắc giành được 2 giải Nhì tại Ngày hội STEM Quốc gia 2023. Thành tích này ghi dấu ấn mới về STEM - Robotics cho ngành giáo dục tỉnh Hà Nam.

Hiện nay, bên cạnh việc duy trì tốt kết quả phổ cập giáo dục (PCGD) trẻ mẫu giáo 5 tuổi, ngành Giáo dục và các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN) trên địa bàn thành phố Phủ Lý còn triển khai hiệu quả việc huy động trẻ 3 - 4 tuổi ra lớp đúng độ tuổi. Mặc dù số lượng trẻ trong độ tuổi thường có xu hướng tăng mạnh nhưng những năm gần đây tỷ lệ huy động trẻ 3 - 4 tuổi ra lớp của thành phố luôn đạt từ 99 - 100%. Kết quả đó là điều kiện quan trọng để thành phố triển khai có hiệu quả các mục tiêu PCGD trẻ mẫu giáo 3 - 4 tuổi theo đúng lộ trình.

Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), trong 2 năm học 2021 - 2022 và 2022 - 2023, việc triển khai Chương trình tiếng Anh hệ 10 năm đối với giáo dục phổ thông (GDPT) đã được thực hiện nền nếp, có chất lượng tới 100% học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 trong tất cả các trường phổ thông của tỉnh. Các môn ngoại ngữ thuộc Chương trình GDPT 2018 (môn tiếng Anh đối với lớp 3, 4, 6, 7, 10) được các cơ sở giáo dục (CSGD) nghiêm túc triển khai.

Khuyến học, khuyến tài (KHKT) là truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam. Ông cha ta đã tổng kết “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu và thấp hèn”. Sinh thời, Bác Hồ kính yêu luôn dành sự quan tâm đặc biệt chăm lo cho việc học tập của người dân, Bác mong muốn “đồng bào ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”… Thực hiện tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Nam luôn quan tâm, chăm lo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, nỗ lực làm tốt công tác KHKT và xây dựng xã hội học tập (XHHT).

Trong thời gian này, bên cạnh việc triển khai giảng dạy theo đúng phân bố chương trình và tổ chức các hoạt động giáo dục, các cơ sở giáo dục (CSGD) trên địa bàn tỉnh cũng tổ chức họp cha mẹ học sinh (CMHS) đầu năm nhằm thông báo tình hình trường lớp và triển khai một số khoản thu đầu năm học. Năm học này, công tác chỉ đạo, siết chặt quản lý của ngành Giáo dục đối với công tác thu của các nhà trường sẽ được thực hiện ra sao để nhận được sự đồng thuận từ nhiều phía? Xung quanh vấn đề này, phóng viên (P.V) Báo Hà Nam đã có cuộc phỏng vấn ông Ngô Quang Tuệ (ảnh), Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) 2018 được triển khai thực hiện ở cấp THPT bắt đầu từ năm học 2022-2023. Có gần 7.800 học sinh lớp 10 hệ THPT và trên 1.350 học viên lớp 10 hệ giáo dục thường xuyên đã được học chương trình và sách giáo khoa mới.

Năm học 2022 - 2023 là năm học thứ 2 các THCS triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) 2018, trong đó có việc giảng dạy một số môn học tích hợp gồm: Lịch sử và Địa lý, môn Khoa học tự nhiên (tích hợp 3 môn: Hóa học, Sinh học, Vật lý). Trong điều kiện đội ngũ giáo viên hầu hết chỉ được đào tạo đơn môn nên việc triển khai dạy các môn tích hợp gây nhiều khó khăn cho chính giáo viên và các nhà trường. Tuy nhiên, với yêu cầu nhiệm vụ, đội ngũ giáo viên và các nhà trường đã có nhiều nỗ lực khắc phục khó khăn trong giảng dạy các môn tích hợp.

Ngày 31/5, Công ty cổ phần FPT đã tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Tổ hợp giáo dục FPT UniSchool Hà Nam tại Khu Đại học Nam Cao (thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam).

Sáng 31/5, Trường THCS Thanh Sơn (Kim Bảng) phối hợp với Công ty TNHH Hoàng Sơn (Bể bơi Hoàng Sơn), Đoàn xã Thanh Sơn tổ chức chương trình tuyên truyền và hướng dẫn kỹ năng phòng, chống tai nạn đuối nước cho học sinh. Tham dự chương trình có đông đảo cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường.

Chỉ trong thời gian khoảng 3 tháng trở lại đây, tổng số học sinh các cấp học trên địa bàn tỉnh bị nhiễm Covid-19 đã lên tới hơn chục nghìn trường hợp. Theo quy định, tất cả các trường hợp học sinh nhiễm Covid-19 và học sinh là F1 có nguy cơ đều được nghỉ học trực tiếp để điều trị, theo dõi sức khỏe, chuyển sang học trực tuyến để bảo đảm theo kịp chương trình các môn học.

Sau ngày tựu trường 1/9 và ngày khai giảng 5/9, năm học mới 2021-2022 sẽ chính thức bắt đầu. Thời gian qua, ngành giáo dục và các địa phương trên địa bàn tỉnh đã có sự chuẩn bị tốt các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo hướng đầy đủ, từng bước đồng bộ, góp phần tích cực thực hiện tốt các mục tiêu phát triển giáo dục, nâng cao chất lượng dạy và học trong năm học mới…

Theo quy định, căn cứ vào năng lực học tập và nguyện vọng cá nhân sau tốt nghiệp THCS có thể theo học ở các hệ: THPT, sơ cấp hoặc trung cấp giáo dục nghề nghiệp, giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giáo dục thường xuyên (GDTX). Cả nước phấn đấu đến năm 2020 có ít nhất 30% học sinh tốt nghiệp THCS tiếp tục học tập tại các cơ sở GDNN đào tạo trình độ sơ cấp, trung cấp và tăng lên 40% vào năm 2025. Tuy nhiên, cũng như hầu hết các địa phương khác, hiện nay, tại Hà Nam vẫn chưa đạt được các mục tiêu này.

Năm học mới 2020-2021 là năm học đầu tiên triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới (GDPTM) đối với lớp 1. Thời gian qua, với sự vào cuộc từ nhiều phía, công tác chuẩn bị các điều kiện cho tổ chức thực hiện chương trình mới của tỉnh đã được bảo đảm. Học sinh (HS) lớp 1 đã được tới lớp học với sự quan tâm, ưu tiên nhiều nhất về mọi mặt.

Sáng 4/9, nhân dịp khai giảng năm học mới 2020-2021, đoàn do các đồng chí lãnh đạo đại diện Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh đã đến thăm và chúc mừng một số trường học trong tỉnh.

Chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa, vào ngày 9 và 10/8, sẽ diễn ra Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2020. Vì vậy, song song với việc thực hiện kế hoạch chỉ đạo ôn tập chuẩn bị thi, đến nay, các trường THPT trong toàn tỉnh đang tăng tốc tổ chức ôn tập nhằm trang bị cho các em học sinh lớp 12 những kiến thức cần thiết, có tâm lý ổn định, sẵn sàng bước vào kỳ thi quan trọng.

Những năm qua, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng học sinh có năng khiếu các môn văn hóa tham dự các kỳ thi học sinh giỏi (HSG) của tỉnh ta đã đạt được nhiều kết quả đáng phấn khởi, từng bước khẳng định được vị thế của giáo dục tỉnh nhà trong sự phát triển chung. Tuy nhiên, bên cạnh những niềm vui, công tác tuyển chọn, bồi dưỡng HSG hiện nay cũng đặt ra không ít băn khoăn, trăn trở.

Sáng 6/7, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức hội nghị tổng kết, đánh giá chất lượng các kỳ thi năm 2019; triển khai nhiệm vụ các kỳ thi năm 2020. Đồng chí Đinh Thị Lụa, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự, chỉ đạo hội nghị.

BÁO HÀ NAM ĐIỆN TỬ

Giấy phép xuất bản số 68/GP-BTTTT do Bộ Thông tin - Truyền thông cấp ngày 16/2/2017

Địa chỉ: Đình Tràng, phường Lam Hạ, thành phố Phủ Lý, tỉnh Hà Nam

Tổng Biên tập: Nguyễn Duy Tuấn

Điện thoại: (0226) 3852.773 - 3853.342 | Fax: (0226)3853.342

Email: baohanam.dientu@gmail.com

Cấm sao chép dưới mọi hình thức nếu không có sự chấp thuận bằng văn bản. Nha khoa Daisy